Tin Tức

Quy định ATLĐ khi đúc kim loại

Kim loại lỏng ở nhiệt độ cao tạo ra bức xạ nhiệt lớn vào môi trường, cột hồ quang khi nấu luyện kim loại lỏng còn phát ra tia tử ngoại có năng lượng rất lớn có thể gây viêm mắt, bỏng da…



 

1. NGUY CƠ MẤT AN TOÀN

- Bức xạ nhiệt: Kim loại lỏng ở nhiệt độ cao tạo ra bức xạ nhiệt lớn vào môi trường, cột hồ quang khi nấu luyện kim loại lỏng còn phát ra tia tử ngoại có năng lượng rất lớn có thể gây viêm mắt, bỏng da…
- Bỏng: Nước kim loại bắn tóe hoặc do các vật tiếp xúc với nước kim loại không được hong khô hoặc do khuôn đúc chưa sấy khô nên hơi ẩm bám trên các vật đó bị kim loại lỏng làm cho bốc hơi mạnh gây bắn tóe, thậm chí gây nổ do tăng thể tích đột ngột.
- Va quệt: Trong việc làm sạch hệ thống rót và chặt ba via trên vật đúc cũng dễ bị xây xát chân tay do mặt xù xì và sắc cạnh của vật đúc gây nên.
- Văng, đổ: Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu cho nấu luyện, sửa chữa thùng rót, máng đúc liên tục, quá trình nấu luyện…cũng dễ gây tai nạn.

2. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT AN TOÀN

Điều 1: Khi làm khuôn phải chống nhiễm bụi (bụi cát, bột grafit…).
Điều 2: Khi sấy khuôn lõi cần chú ý không để tiếp xúc vào lò sấy và tạo điều kiện thông gió tốt để cho hơi ẩm thoát dễ dàng.
Điều 3: Khi nấu luyện và rót kim loại phải có biện pháp chống nóng, chống bỏng và chống mất nước (với năng lượng lớn có thể gây viêm mắt, bỏng da). Phải có áo quần và dày dép chuyên dụng để tránh bị bỏng do nước kim loại bắn té vào cơ thể hoặc do các vật tiếp xúc với nước kim loại, phải đeo kính luyện kim để chống tia bức xạ. Không làm mát bằng nước mà chỉ cho phép dùng quạt gió.
Chú ý khi làm sạch vật đúc tránh va chạm với các ba via của các vật đúc làm xây xát chân tay do mặt xù xì, sắc cạnh của vật đúc. Phải trang bị phòng hộ lao động để tránh bụi và khí độc do quá trình nấu luyện sinh ra các như các bụi Mn, Si, CO, SiO2…
Điều 4: Các phôi liệu cho vào lò, cũng như dụng cụ sử dụng trong quá trình nấu luyện phải đảm bảo khô. Trước khi cho phôi liệu phải kiểm tra loại bỏ các vật liệu dễ cháy nổ.
Điều 5: Tại nơi tháo xỉ lò phải khô ráo, tháo xỉ phải sử dụng máy và tấm chắn ngăn xỉ bắn tung tóe. Cho phép dùng gạch, cát khô phủ xỉ khi có hiện tượng bùng sôi.
Điều 6: Khi nấu luyện phát hiện thấy đáy lò bị xém hoặc vỏ lò bị nung đỏ phải kịp thời có biện pháp xử lý.
- Để nguội lò tự nhiên
- Dùng khí nén làm nguội
- Dùng dung dịch nước, đất sét quét vào vị trí bị nung đỏ.
Cấm dùng nước lạnh làm nguội lò và các thành phần còn nóng.
Điều 7: Lúc thao tác lấy kim loại lỏng ra khỏi lò, những người không có nhiệm vụ phải đứng xa ít nhất 10m. Khi rót phải áp sát thùng nước kim loại vào miệng khuôn đúc và phải đứng ở nơi bằng phẳng.
Cấm lấy mẫu nước kim loại khi đang rót.
Điều 8: Cấp phôi liệu bằng tay không đứng đối diện sát với cửa lò. Cấp phôi liệu xong phải đóng cửa cài then.
Điều 9: Khuôn và thùng kim loại nóng chảy phải được sấy khô trước khi rót kim loại nóng vào khuôn.
Điều 10: Khuôn đúc phải có quai chắc chắn, cân đối để khi di chuyển bảo đảm cân bằng khuôn phải có khóa chốt chắc chắn.
Điều 11: Phải quy định lối đi lại khi chuyển các nồi, gầu, thùng… không quá 5/10 dung tích của chúng.
Điều 12: Công nhân khiêng nước kim loại phải mặc quần áo và yếm da chống nóng, gệt da chân và đi giày chống nóng.
Cấm đi dép hoặc đi chân không.
Điều 13: Khi khênh các thùng chứa nước gang phải phủ trên mặt lớp tro mỏng. Rót gang vào khuôn phải rót từ từ. Rót xong xỉ thừa phải đổ đúng nơi quy định.
Điều 14: Khi tháo khuôn phải chú ý tránh luồng bụi phả vào mặt. Làm sạch vật đúc phải dùng chổi, giẻ lau.
Cấm dùng mồm để thổi, dùng tay để phủi.
Điều 15: Khi vận chuyển các gầu, thùng kim loại lỏng bằng xe tời, cầu trục phải có biện pháp đề phòng đổ hoặc nước kim loại sóng ra ngoài.